Bắc Kinh lần đầu tiên cho phép công ty nước ngoài khai thác và sản xuất dầu và khí đốt tại Trung Quốc, mở cửa ngành công nghiệp cho những doanh nghiệp khác ngoài các nhà khổng lồ năng lượng thuộc sở hữu nhà nước, với múc đích thúc đẩy nguồn cung năng lượng nội địa.
Động thái được mong đợi từ lâu này diễn ra cùng thời điểm Bắc Kinh cải tổ hoạt động kinh doanh đường ống vận chuyển, nhưng các chuyên gia cho rằng việc nới lỏng chính sách không thể thu hút sự quan tâm ngay lập tức của các nhà khai thác quốc tế vì chất lượng tài sản kém chất lượng của các nguồn hydrocarbon tại Trung Quốc.
Từ ngày 1/5/2020, các công ty nước ngoài đăng kí tại Trung Quốc với tài sản ròng tối thiểu 300 triệu nhân dân tệ (tương đương 43 triệu USD) sẽ đươc phép tham gia vào việc khai thác và sản xuất dầu và khí đốt, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc cho biết tại một buổi họp báo.
Sự thay đổi cũng sẽ được áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được tiêu chuẩn tài sản tương tự.
“Trung Quốc đang tăng cường cải cách ngành vì lo ngại an ninh năng lượng ngày càng gia tăng. Việc tiếp sức cho ngành bằng cách đa dạng hóa các thành phần, gồm cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước, là trọng điểm của cuộc cải cách”, ông Zhu Kunfeng, chuyên gia phân tích của IHS Markit có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết.
Theo Reuters, Trung Quốc đang nhập khẩu 70% lượng dầu thô được sử dụng cho việc tinh chế và gần một nửa lượng khí đốt tự nhiên để tiêu thụ, và các doanh nghiệp nhà nước đang đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt để tăng dự trữ và sản lượng bên ngoài Trung Quốc trong bối cảnh rủi ro địa chính trị gia tăng.
Trước đó, các công ty quốc tế chỉ có thể tham gia vào ngành thông qua liên doanh hoặc hợp tác với doanh nghiệp Trung Quốc, chủ yếu là những công ty lớn thuộc sở hữu nhà nước, như China National Petroleum Company (CNPC), China Petrochemical Corp (Sinopec).
Giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ có thời hạn trong 5 năm kể từ ngày đăng kí và có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa.
Khi công ty đăng kí để gia hạn, chính phủ sẽ tự động giảm 25% diện tích khu vực khai thác/thăm dò so với mức đăng kí ban đầu, Bộ cho biết.
Qui định mới về việc giảm diện tích khai thác sẽ buộc các doanh nghiệp nhà nước, vốn kiểm soát hầu hết những mỏ dầu và khí đốt tiềm tàng, giảm một số phần khai thác, một quan chức chính phủ liên quan tới vấn đề chia sẻ.
“So với những biện pháp về cam kết hoạt động khai thác trước đây, qui định mới sẽ chuyển đổi diện tích một cách hiệu quả và cưỡng chế hơn”, quan chức này nói.
Điểm hạn chế vẫn tồn tại
Tuy nhiên, vì các công ty quốc tế kiểm soát ngày càng chặt chẽ việc chi tiêu sau khủng hoảng dầu 2014 và vì những quốc gia có tài nguyên khác như Ấn Độ và Malaysia cũng cố gắng nới lỏng qui định để thu hút đầu tư, việc cải cách này có thể không thu hút ngay lập tức dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Các công ty lớn của Trung Quốc cũng đã khai thác gần hết tài sản tốt nhất trên biển và trong đất liền, vì vậy những nguồn tài nguyên chưa được khai thác như dầu đá khiến và khí đá phiến khiến việc triển khai trở nên tốn kém vì địa chất phức tạp.
“Chính sách có thể được đưa ra quá muộn, vì những khu vực tốt đã bị chiếm hết”, một nhà tư vấn trong ngành cho công ty dầu khí châu Âu nhận định.
Thay vào đó, các công ty tư nhân trong nước, như những nhà cung cấp dịch vụ mỏ dầu hoặc công ty với kinh nghiệm khia thác quốc tế có thể bị kéo vào cuộc chơi, ông Zhu của IHS Markit cho biết.
Ngoài ra, như một phần của cuộc cải cách, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên cho hay giấy phép cho tất cả nguồn khoán sản sẽ được cấp thông qua đầu thầu cạnh tranh, ngoài trừ đất hiếm và khoáng chất phóng xạ vì giấy phép của hai nguồn tài nguyên này bị quản lí nghiêm ngặt.
Theo: vietnambiz.vn